Hôm qua (21/01/2025) có 15.521 hồ sơ tìm việc có thêm: 11.229 vị trí tuyển dụng mới
Mỗi tháng chúng tôi có xấp xỉ 140 đơn xin việc mới + 101 vị trí cần tuyển dụng
Mỗi TV được MIỄN PHÍ 1 NĂM Đăng tuyển dụng, lọc cv ứng viên và tạo CV tìm việc free, 30 lần up tin lên đầu - không cần chờ duyệt, Trên 4 website Timvieclam24h.com.vn - Vuavieclam.com - Timvieclam24h.com - Vieclamdambao.com ! Hotline phản ánh chất lượng dịch vụ: 0971.888.621 (Zalo )
Thực tế mà hầu như ai cũng biết là nhân viên không phải nghỉ việc vì chán việc, mà đa số là vì sếp. Không nhân viên nào muốn làm việc trong một môi trường căng thẳng và họ không phát triển được mục tiêu nghề nghiệp. Vì thế sếp phải hiểu được nhu cầu và hỗ trợ nhân viên đạt được nguyện vọng này. Ngược lại, nếu sếp nào có những hành động như dưới đây thì việc nhân viên ra sẽ không cần lý giải gì thêm.
(Nguồn: Internet)
1. Sếp không tin tưởng nhân viên
Chúng ta sống trong thế giới mà niềm tin là một loại hàng hóa quý hiếm. Việc tuyển một nhân viên cho thấy rằng sếp đã có niềm tin nhất định với khả năng của họ. Nếu sếp cứ luôn can thiệp vào công việc của nhân viên và thắc mắc đến cả những việc nhỏ nhặt nhất, nhân viên sẽ rất khó chịu và không có cơ hội thể hiện giá trị bản thân và sự đóng góp cho công ty.
2. Sếp không khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc
Nhân viên không phải lúc nào cũng mong đợi thăng chức ngay lập tức khi họ có đóng góp cho công ty. Một lời khen ngợi từ sếp khi nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn và đạt được mục tiêu là đã có thể khích lệ tinh thần họ cho những công việc sắp tới. Và nếu được công nhận thành quả thì không nhân viên nào lại quyết định rời khỏi công ty.
3. Sếp không trung thực
Mỗi nhân viên đều trân trọng sự thật & sự trung thực từ sếp. Nếu họ phát hiện sếp nói dối, nhân viên sẽ không còn tin tưởng vào công ty nữa.
4. Sếp khó tính
Không phải lúc nào nhân viên cũng có cơ hội thể hiện suy nghĩ và đưa ra ý tưởng. Nhiều sếp quá khó tính sẽ làm cho nhân viên sợ sệt và không dám thể hiện bản thân. Điều họ cần là sếp phải tạo điều kiện để nhân viên bộc lộ tính cách hơn là lúc nào cũng cứ cứng nhắc.
5. Sếp bóc lột sức lao động của nhân viên
Làm việc quá 50 giờ một tuần sẽ không có hiệu quả. Không nhân viên nào muốn bị vắt kiệt sức. Nhân viên có giỏi đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể đạt được hiệu quả công việc tốt nếu công việc cứ chồng chất. Nếu nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn, sếp phải tưởng thưởng xứng đáng bằng việc thăng chức, tăng lương, hoặc môi trường làm việc tốt hơn. Nếu không, nhân viên sẽ luôn có cảm giác mình giống như “nô lệ” và việc ra đi là tất yếu.
6. Sếp tuyển dụng và thăng chức sai người
Nhân viên giỏi sẽ cảm thấy rất kinh khủng nếu phải làm việc với những người sếp kém năng lực hơn mình. Dần dần họ sẽ bị thụt lùi trong công việc vì chẳng học được thêm gì mới. Để giữ chân nhân viên giỏi ở lại với công ty, sếp phải tuyển người tài giỏi và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa những nhân viên này với nhau. Khi sếp thăng chức sai đối tượng, sếp đã tự mình lót đường cho nhân viên giỏi ra đi.