Hôm qua (21/01/2025) có 15.521 hồ sơ tìm việc có thêm: 11.229 vị trí tuyển dụng mới
Mỗi tháng chúng tôi có xấp xỉ 140 đơn xin việc mới + 101 vị trí cần tuyển dụng
Mỗi TV được MIỄN PHÍ 1 NĂM Đăng tuyển dụng, lọc cv ứng viên và tạo CV tìm việc free, 30 lần up tin lên đầu - không cần chờ duyệt, Trên 4 website Timvieclam24h.com.vn - Vuavieclam.com - Timvieclam24h.com - Vieclamdambao.com ! Hotline phản ánh chất lượng dịch vụ: 0971.888.621 (Zalo )
Bạn biết rằng bạn không thể chấp nhận việc công ty nói một đàng mà nhân viên lại hiểu một nẻo. Công ty cần cân nhắc thông điệp mình cần gửi đến nhân viên và cách thức truyền tải thông điệp này để tránh mập mờ và sự phẫn nộ từ nhân viên.
Để quá trình nhận xét trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu các tác động không mong muốn, bạn không nên dùng những từ này khi nói chuyện với nhân viên:
1. “Bạn làm rất tốt, nhưng…”
Những gì nhân viên nghe: “nhưng…”
Bạn không nên bắt đầu chia sẻ một phê bình của mình với nhân viên bằng một lời khen ngợi vì lời khen sẽ vào tai này và ra tai khác. Thay vào đó, hãy tập trung từng phần riêng biệt cho những việc nhân viên đã làm tốt và những gì họ cần cải thiện thêm.
Việc bạn ghi nhận thành quả của nhân viên sẽ làm cho họ lơ là những điều khác. Nếu bạn tách riêng những lời khen ngợi cho những thành quả này và những điều bạn muốn họ hoàn thiện hơn sẽ đảm bảo rằng nhân viên không bỏ sót nhận xét nào và đồng thời khuyến khích họ tiếp tục làm tốt hơn nữa những việc đang làm.
2. “Tôi nghĩ bạn nên làm giống như […].”
Những gì nhân viên nghe: “Một nhân viên nào đó “giỏi hơn họ”.
Hãy luôn chỉ tập trung vào nhân viên bạn muốn nhận xét. Nếu bạn đề cập đến những nhân viên khác trong quá trình nhận xét này, dù giỏi hơn hay tệ hơn họ, đều là không nên. Nhân viên sẽ xem đồng nghiệp của mình là đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ làm không khí công ty trở nên căng thẳng và tinh thần phối hợp làm việc giữa khác nhân viên sẽ sút giảm.
Thay vì so sánh các nhân viên với nhau, bạn hãy đánh giá từng nhân viên dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị chuẩn mực mà công ty đặt ra cho nhân viên.
3. “Hy vọng rằng công ty sẽ có chương trình đào tạo dành cho bạn sớm.”
Những gì nhân viên nghe: “Công ty sẽ gửi họ tham gia các chương trình đào tạo trong tuần tiếp theo.”
Những cụm từ như “hy vọng rằng”, “sớm” sẽ như nước đổ lá môn. Để tránh nhân viên hiểu nhầm ý bạn, bạn đừng vội hứa với nhân viên trước điều gì cho đến khi các kế hoạch đào tạo được duyệt. Chia sẻ thông tin từ công ty và hứa hẹn với nhân viên rồi không thực hiện được sẽ gây tác hại đến uy tín ban lãnh đạo, công ty và thương hiệu công ty.
Thay vì đề cập các kế hoạch chưa hình thành rõ rệt, bạn hãy thảo luận với nhân viên về nguyện vọng của họ trong tương lai và công ty có thể hỗ trợ họ thực hiện những nguyện vọng này như thế nào.
4. “Bạn nghĩ rằng năng lực làm việc của bạn thế nào?”
Những gì nhân viên nghe: “Tôi biết rõ năng lực của tôi, tôi chỉ muốn biết công ty có biết hay không.”
Câu hỏi này là một câu vừa đánh đố nhân viên vừa hạn chế câu trả lời trung thực của họ. Nhân viên có thể nghĩ hoặc họ làm rất tốt nhưng không dám khoe khoang, hoặc có thể năng lực họ kém cỏi và họ không muốn nói ra. Việc bạn cần làm là không nên hỏi mà hãy thẳng thắn nhận xét năng lực của nhân viên và tập trung vào những nhận xét khác.
5. “Tôi sẽ bỏ qua cho bạn một vài việc bởi vì…”
Những gì nhân viên nghe: “Nếu bạn là người khác thì bạn đã bị sa thải rồi đấy nhé.”
Bất kể là trong buổi đánh giá nhân viên cuối năm hay chỉ là cuộc nói chuyện thông thường, những nhận xét đều phải mang tính xây dựng. Đây không phải là lúc bạn kỷ luật nhân viên, mà là lúc bạn chỉ ra những việc họ cần cải thiện và đề ra kế hoạch để đạt được yêu cầu từ công ty.
Tóm lại, bạn cần tránh những phát ngôn có thể dẫn đến những suy diễn tiêu cực từ nhân viên. Bạn cần tập trung vào việc đưa ra những lời phê bình hoặc nhận xét mang tính xây dựng, và cách thức mà nhân viên có thể hoàn thiện bản thân.