Hôm qua (21/01/2025)15.538 hồ sơ tìm việc có thêm: 11.229 vị trí tuyển dụng mới

Mỗi tháng chúng tôi có xấp xỉ 140 đơn xin việc mới + 101 vị trí cần tuyển dụng

Mỗi TV được MIỄN PHÍ 1 NĂM Đăng tuyển dụng, lọc cv ứng viên và tạo CV tìm việc free, 30 lần up tin lên đầu - không cần chờ duyệt, Trên 4 website Timvieclam24h.com.vn - Vuavieclam.com - Timvieclam24h.com - Vieclamdambao.com !  Hotline phản ánh chất lượng dịch vụ: 0971.888.621 (Zalo ) 

6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới

Cập nhật: 14:03 | 14/05/2020

Bạn vừa nhận được công việc mới. Những ngày căng thẳng của bạn khi tìm kiếm công việc và phỏng vấn đã kết thúc. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ quan trọng khác đang chờ bạn phía trước.
 
 
 
Vài tuần đầu tiên ở vị trí mới sẽ tạo đà cho tương lai của bạn tại công ty và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Mặc dù bắt tay vào hành động và chứng minh bạn phù hợp với vai trò là điều cần thiết nhưng bạn cũng cần tránh các sai lầm phổ biến khi bắt đầu công việc mới sau đây.
 
 
 
Tỏ ra e dè, khó gần
 
Là một nhân viên mới, chắc chắn bạn sẽ được cấp trên và đồng nghiệp tiếp cận với những lời chào mừng của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên chủ động. Hãy tập thói quen giới thiệu bản thân với mọi người bạn gặp trong vài tuần đầu. Một nụ cười ấm áp hay một cái bắt tay lịch sự sẽ thể hiện sự thân thiện và chuyên nghiệp của bạn. Nếu đó là các thành viên gần gũi trong nhóm, hãy cố gắng ghi nhớ tên, chức vụ hoặc chỗ ngồi của họ... Và một lời khuyên hữu ích là đừng ăn trưa một mình.
 
 
 
Một bữa ăn “đơn độc” có thể cho thấy bạn không muốn giao tiếp, hòa đồng với tập thể - đây chắc chắn là điều bạn không nên truyền tải.
 
 
 
Che giấu kỹ năng
 
“Sống sót” được qua quá trình tuyển chọn ứng viên chọn nghiêm ngặt, thì chắc rằng không còn gì phải nghi ngờ về khả năng của bạn. Nhưng CV, các bài kiểm tra năng lực hay phỏng vấn không còn là trọng tâm nữa, bây giờ là lúc để thể hiện khả năng của bạn trong thực tế. Hãy làm việc chăm chỉ và nắm lấy bất kỳ cơ hội nào có thể chứng minh tiềm năng của bạn. Nếu người quản lý đang tìm kiếm thành viên tham gia vào một dự án đặc biệt hoặc chuyến công tác dài ngày, đừng ngại ghi tên bạn vào danh sách.
 
 
 
Ngay cả khi không được chọn vì còn quá mới, sự năng nổ của bạn sẽ được chú ý. Thêm vào đó, những nỗ lực trong thời gian đầu này sẽ rất hữu ích trong việc thuyết phục cấp trên về giá trị của bạn, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
 
 
 
Vắt kiệt sức lực
 
Nhiều nhân viên mới thường rơi vào “cái bẫy” muốn tạo ấn tượng mạnh với người quản lý và đồng nghiệp của họ, đôi khi bằng cách đến sớm hơn và ra về sau khi tất cả những người khác đã rời khỏi. Tuy nhiên, làm việc quá lâu sẽ khiến bạn kiệt sức nhanh chóng và tạo tiền lệ xấu cho tương lai. Chẳng hạn, khi bạn không còn là người đến sớm nhất, đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang lười biếng hoặc chểnh mảng. Hơn thế nữa, nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm một người có thể duy trì năng suất trong thời gian dài. Thế nên, bạn cần đặt ra một ranh giới hợp lý khi bắt đầu công việc mới.
 
 
 
Không làm quen với các nhân viên mới khác
 
Nhiều công ty lớn sẽ tập hợp một nhóm các nhân viên mới để chia sẻ về định hướng hoặc tham quan văn phòng. Hãy chắc chắn rằng bạn làm quen với các thành viên của nhóm này. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường làm việc khi có các “đồng minh” là người cũng đang tìm hiểu về công ty mới giống như bạn.
 
Mặt khác, cũng sẽ rất hữu ích khi có mối quan hệ với các bộ phận khác mà bạn có thể làm việc cùng sau này.
 
 
 
Tỏ thái độ hiểu biết mọi thứ
 
Hầu hết các công ty đều có các buổi đào tạo về sản phẩm hoặc dịch vụ dành cho nhân viên mới. Mặc dù bạn có thể có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nhưng hãy kiên nhẫn vì nhóm của bạn đang dành thời gian quý giá của họ để giúp bạn thành công. Hãy lắng nghe, học hỏi và đặt câu hỏi để chắc chắn rằng bạn biết cách làm mọi thứ trong vai trò mới và hiểu rõ về kỳ vọng. Luôn luôn có điều gì đó đáng để bạn học hỏi.
 
 
 
Chỉ trích các quy trình
 
Hãy dành chút thời gian để trải nghiệm thực tế và hiểu cách mọi thứ hoạt động trước khi đưa ra đề xuất thay đổi. Một ý kiến nào đó có thể mang lại hiệu quả tốt trong công việc cũ nhưng chưa chắc nó sẽ có tác dụng trong vai trò mới. Trước khi đề xuất những cách mới hoặc tốt hơn để làm việc, hãy tìm hiểu lý do tại sao: Tại sao công ty lại có quy trình đó? Tại sao bạn phải làm một số nhiệm vụ theo một cách nhất định... Nắm được nhiều thông tin, ý kiến của bạn sẽ trở nên hoàn thiện hơn và sẽ có nhiều khả năng được đón nhận.
 
 
 
Thời gian đầu tiên ở công việc mới không bao giờ là dễ dàng và sẽ mất nhiều thời gian để ổn định. Nhưng trong khi bị choáng ngợp thì một điều bạn có thể kiểm soát được là tạo ấn tượng tích cực đầu tiên. Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến trên đây, bạn đang thể hiện sự chuyên nghiệp và cho thấy bạn là một “mảnh ghép” phù hợp nhất mà đội nhóm đang chờ đợi.
 
Huỳnh Trâm
Tin khác
Thích và chia sẽ việc làm đảm bảo trên    
Bạn chưa xem việc làm nào
Bạn chưa xem việc làm nào
array(5) { ["module"]=> string(4) "news" ["view"]=> string(4) "news" ["code"]=> string(53) "6-dieu-can-tranh-neu-muon-noi-bat-trong-cong-viec-moi" ["id"]=> string(3) "117" ["Itemid"]=> string(2) "10" }